Cách đi đường ống nước trong nhà
Bước 1: Thiết lập sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước
Để có thể đi đường ống nước trong nhà hiệu quả, bạn phải thiết lập sơ đồ hệ thống nước chính xác. Chúng sẽ giúp bạn biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp, thoát nước trong nhà. Từ đây, bạn có thể xác định được vị trí các đường ống cấp nước, thoát nước, máy bơm,…
Bước 2: Thiết kế mặt bằng cấp thoát nước
Trong quá trình thiết kế, bạn nên tìm cách bố trí sao cho các hộp gen chứa, các đường ống cấp thoát nước thải, các đường ống nước nóng và lạnh phải tiết kiệm được diện tích không gian nhà và hợp lý.
Tiếp theo đó, những thiết bị như đồng hồ nước, máy bơm, bể tự hoại,... cần phải cân nhắc vị trí đặt để dễ dàng sửa chữa khi hư hỏng.
Bước 3: Triển khai chi tiết lắp đặt đường ống nước
Nên xác định rõ các chi tiết cần lắp đặt như bể tự hoại; cách lắp đặt đường ống nước trong nhà kể cả nguồn thải và nguồn cấp,… để người đi đường ống nắm được cái nhìn chính xác và rõ nhất khi lắp đặt.
Bước 4: Lắp đặt đường ống nước theo quy trình
Cuối cùng, bạn tiến hành triển khai lắp đặt đường ống nước trong nhà theo bản thiết kế trên. Thường thì quá trình lắp đặt sẽ được tiến hành sau khi thi công phần thô của ngôi nhà.
Làm như vậy sẽ giúp người thợ dễ dàng thi công cũng như không phải đục khoét tường, đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà của bạn sau khi hoàn thiện.
Một số lỗi cần lưu ý khi lắp đặt
Đặt đường ống thải có độ dốc sai: Độ dốc lý tưởng của một ống cấp thoát nước khoảng 300mm, chiều dài là 6.5mm (2%). Khi bạn lắp đặt đúng độ dốc này thì nó cho phép các nước thải và chất rắn được quét sạch. Nếu ống quá dốc (>4%) sẽ gây tắc đường ống.
Không thông khí cho bẫy nước: Bẫy nước có chức năng ngăn cản các khí độc, hôi thối lọt vào nhà. Nếu không được thông khí đúng cách sẽ dẫn đến nước trong bẫy bị hút hết, khiến bẫy bị khô không còn tác dụng khi dùng.
Để ống thông khí nằm ngang: Thông thường, có hai loại thông khí cho bẫy nước là ướt và khô. Thông khí ướt dùng các ống thoát nước quá khổ làm ống thông khí. Thông khí khô dùng ống riêng chỉ có 1 chức năng cung cấp khí cho hệ thống. Nếu cả hai bị lấp kín thì hệ thống thông khí này không còn tác dụng.
Cửa thăm bố trí không hợp lý: Cửa thăm có tác dụng thông và làm sạch cống nên phải được bố trí nhiều nơi, nếu không sẽ gây tắc nghẽn đường nước. Những nơi cần bố trí là đường ống chính thoát ra ngoài, đoạn ống chính gặp ống ngang, nơi đường ống chính chuyển hướng,....
Không để đủ khoảng trống thông khí: Cần phải duy trì khoảng trống giữa các vòi nước và lỗ xả sàn, nó giúp nước thải không bị hút ngược lại với nguồn nước cung cấp.